lessphp fatal error: load error: failed to find /home/thuyluna/viola.vn/wp-content/themes/theme48844/bootstrap/less/bootstrap.lesslessphp fatal error: load error: failed to find /home/thuyluna/viola.vn/wp-content/themes/theme48844/style.less Loài hoa trong thần thoại - VIOLA decor

Loài hoa trong thần thoại

Viola là loài hoa đồng nội biểu trưng cho tình yêu trong thần thoại Hy Lạp: thần Zeus đem lòng yêu nữ thần rừng Io xinh đẹp, tài năng, thông minh, mỗi một giọt nước mắt của nàng được thần Zeus biến thành một bông Viola xinh đẹp và ngát hương.

Cũng trong điển tích Hy Lạp, nhà soạn kịch Aristophanes đã mô tả thành Athens như một “thành phố Viola” bởi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, sườn núi Hymettus được phủ lên mình một màu tím thơ mộng. Viola là loài hoa biểu tượng của thành phố này: không ngôi nhà nào, không lễ hội trọng đại nào có thể thiếu Viola.

Khi đem lòng yêu thần Vệ Nữ, thần Núi lửa đã đội vòng hoa Viola trên đầu để chinh phục nàng.

Trong tác phẩm của Shakespeare và nhiều áng văn thơ kinh điển khác, Viola tượng trưng cho tình yêu, nỗi nhớ. Ông đã đưa ý tưởng này vào trong vở kịch nổi tiếng “Giấc mộng đêm hè” – với vài giọt nước cốt hoa Viola nhỏ lên mắt khi say ngủ, Titania đã yêu “sinh vật đầu tiên mà nàng nhìn thấy”. Trong kiệt tác văn học khác của ông, “Đêm thứ mười hai”, Viola là tên của nhân vật nữ chính thông minh, xinh đẹp, trải qua biến cố và những tình huống ly kỳ, thú vị, nàng đã làm nên một cái kết đẹp như mơ. Cái tên đó có sức hấp dẫn đến nỗi các nhà làm phim Hollywood cũng lấy để đặt cho vai nữ chính trong “Shakespeare in love”.

Viola, trong tiếng Pháp là pansee, theo truyền thuyết là một sứ thần có tư duy sâu sắc và cách ứng xử tế nhị.

Theo một truyền thuyết của Đức, ngày xưa Pansy có mùi hương thơm ngào ngạt. Người ta kéo nhau đi từ hàng dặm xa đến chỉ để được ngửi mùi hương đó. Nhưng chính vì vậy mà lớp cỏ xung quanh bị giẫm nát, tàn phá. Pansy cầu xin Chúa giúp đỡ những ngọn cỏ mong manh đó. Thế là từ đó, Chúa lấy đi hương thơm của Pansy nhưng bù lại cho nó một vẻ đẹp tuyệt vời.

Trong cuộc sống, người Hy Lạp và người Ba Tư dùng hoa này như chất dược thảo an thần và xoa dịu những cơn giận dữ, như sự êm đềm mà một ngôi nhà, một tổ ấm mang đến sau ngày làm việc căng thẳng.

Comments are closed.