Trong những căn phòng cách âm trải thảm nhiều bảo tàng hội hoạ ấn tượng lớn trên thế giới, cuộc gặp gỡ giữa những nét cọ tuyệt vọng và sắc sảo của Van Gogh như tiếng nổ bất thình lình của một quả bom mà từ xa thời gian và tiếng tăm trên khắp hành tinh còn chưa kịp tháo ngòi.
Sự suy tàn nhanh như cú giáng của một chặng đời đôi lúc khiến người ta quên đi nỗi đau dữ dội mà Van Gogh đem bản thân, theo nghĩa đen “khuôn mặt chính mình”, ra thể nghiệm trong hội hoạ. Chỉ vậy thôi, với sự trung thực tuyệt đối của một tính cách khó tả, đôi mắt tràn ánh sáng và trái tim luôn rạn vỡ, Van Gogh bước ra khỏi thời kỳ của mình.
Ông vẽ tồi, quả vậy, nhưng vẽ sự thật. Như một kẻ đắm tàu ông kê lại những gì còn sót bên mình: đôi giày mòn vẹt, chiếc ghế rơm sờn, cái tẩu, ký ức về một cành đào đang đơm hoa. Những ánh đèn phù du ở Paris vụt tắt, sự tầm thường của ban ngày nhạt nhoà, Van Gogh thấy những vì sao xoay chuyển bất tận trên bầu trời, cơn lũ của những cành ô liu gập mình bất thường, màu vàng bát ngát của cánh đồng lúa mì vụ mùa, những bông hoa nở ngay trên sân một bệnh viện tâm thần, một cánh bướm bay giữa những bức tường đá trong một nhà tù.
Chính trong những năm chủ nghĩa tượng trưng chau truốt đang hình thành, giữa những nghệ sỹ và những nhà trí thức ưa khuyếch trương một sự rã rời nhàm chán trong khi đoạn Belle Epoque đang nhen nhóm, sự gia nhập với nỗi đau và hoạt động sáng tạo là một di sản thừa kế của Van Gogh cho nền hội họa đương đại.
Tháng 9 – 10/1887
Sơn dầu, 44 x 37,5 cm
Amsterdam, Bảo tàng nghệ thuật Van Gogh