Cà phê, thiên thần dưới lốt ác quỷ

Caffè ngon phải nóng như địa ngục, đen như quỷ sứ, tinh khiết như thiên thần và ngọt ngào như tình yêu.

Câu tục ngữ của nước Ý, vốn nổi tiếng về văn hóa ẩm thực và phong cách thưởng thức, cho thấy những tiêu chuẩn tạo nên caffè, một trong những loại đồ uống được ưa chuộng nhất thế giới. Caffè có nguồn gốc từ vùng Amhara ở Abissinia, nhưng người ta không biết chắc ai là người đầu tiên dùng caffè và dùng theo cách nào.

Vì điều này mà nhiều truyền thuyết được kể. Theo một trong số đó, vốn mắc chứng buồn ngủ triền miên, vua đạo Hồi Mohamet đã phải trải qua hết ngày này qua ngày khác trong trạng thái gà gật và mỏi mệt đến độ không thể cầu nguyện hay làm việc, khiến quần thần và người thân của ông vô cùng lo lắng. Một đêm, trước mặt ông hiện lên thiên thần mời ông uống chất màu rất sẫm có vị cực mạnh và nói với ông đó là kaweh, trong tiếng A Rập nghĩa là đồ uống kích thích. Người ta cho rằng, nhờ có kaweh mà Mohamet phục hồi sinh lực và sức mạnh, sau đó các tông đồ của ông đã phổ biến đồ uống này khắp Trung Đông và một số vùng thuộc châu Âu.

Năm 1500, những người Bồ Đào Nha thử trồng caffè ở Nam Mỹ; loài cây này đã tìm được môi trường vô cùng thích hợp và Brasil sớm trở thành nguồn thu hoạch caffè chủ yếu của thế giới.

Từ năm 1700 trở đi, caffè trở thành món đồ uống sành điệu trong giới quý tộc và tư bản châu Âu: họ ngồi nhâm nhi caffè cùng nhau, trò chuyện về chính trị, văn học, nghệ thuật và từ đó nảy nở những tình bạn mới.

Cũng với cái tên “Il caffè”, một tạp chí đã được phát hành tại Milano từ năm 1764 theo phong trào lluminismo, chỉ trích luật pháp, tập quán, nếp nghĩ cổ hủ và hướng tới cải tổ văn hoá Ý.

Những quán công cộng cũng sớm được mở để phát triển thói quen thưởng thức caffè cùng đồ ngọt. Trong những quán caffè đầu tiên, đáng nhớ đến nhất là “Caffè procope” ở Pari, nơi những nghệ sỹ và nhà trí thức gặp gỡ – được mở bởi một người Ý tên là Francesco Procopio.

Hoạt động của Bottega del Caffè bắt đầu vào năm 1683 tại Venezia, và chẳng mấy chốc trở thành một trong những nơi gặp gỡ nổi tiếng của thành phố, truyền cảm hứng cho nghệ sỹ nhạc kịch người Venezia Carlo Goldoni (1707-1793) sáng tác vở “La bottega de Caffè”.

Trái lại, tại Napoli, giữa những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, những quán caffè âm nhạc được phổ biến rộng rãi, ở đó khách đến thưởng thức caffè được nghe nhạc hoặc xem trình diễn. Những tay tư sản trẻ tuổi quăng tiền bạt mạng để chinh phục được những sciantose nổi tiếng nhất.

Ngày nay, ở Ý vẫn tồn tại nhiều quán caffè nổi tiếng: Pedrocchi ở Padova, Florian ở Venezia, Gambrinus ở Napoli, Fiorio ở Torino, Greco ở Roma, Giannesi ở Viareggio, Michelangelo ở Firenze.

Caffè trở thành một thức uống thông dụng từ những năm 1950, qua sự bùng nổ kinh tế và bước chuyển đổi nhanh chóng từ nền văn hoá nông nghiệp sang công nghiệp.

Ban đầu, người Ý tiếp đón khách với một ly rượu vang, sau này nó được thay thế bởi một tách caffè. Phần đông người Ý gắn với thói quen uống caffè vào nhiều thời điểm trong ngày: buổi sáng – uống cho tỉnh táo, giữa sáng – vào giờ giải lao, sau bữa trưa, đôi khi là cả buổi chiều. Còn với người không bị chứng mất ngủ, thì kể sau cả bữa tối caffè cũng được dùng.

Có rất nhiều cách để chuẩn bị và thưởng thức caffè: caffè kiểu Mỹ, caffè kiểu Napoli, caffè moka và espresso. Nhưng espresso có thể là macchiato, lạnh, nóng, correttocappuccino, khử caffein, pha với kem…

Caffè đi sâu vào đời sống những người Ý đến nỗi đã trở thành nhân vật chính trên màn bạc (“Caffè espress” của Nanni Loy), trong âm nhạc (của D.Modugno, P.Daniele, F.De Andre, F.Mannoia), và nhiều chương trình truyền hình – trong đó chương trình được nhiều người nhớ nhất là Càng uống nhiều, tâm hồn bạn càng thăng hoa, được dẫn bởi diễn viên Nino Manfredi.

Một số người có thể đọc tương lai dưới đáy caffè: thế là sinh ra caffeomanzia.

Napoli được xem là thủ đô của caffè. Đầu bếp Vincenzo ở Napoli viết: “Theo quan niệm chung thì caffè không phải là điều thiết yếu nhất, nhưng đối với mỗi người Napoli thì đúng là như vậy: nó là thức uống tâm giao luôn theo họ từ ngày còn thơ ấu”.

  • lluminismo (giác ngộ, khai sáng): tư tưởng của phong trào này là chống lại cái dốt và chủ nghĩa Cổ hủ, tin tưởng một cách tự do và lạc quan vào sức mạnh của lý trí
  • sciantose: những ca sỹ phòng trà ở Napoli
  • moka: máy pha caffè espresso
  • corretto: caffè pha một ít rượu thơm
  • caffeomanzia: cách phân tích và giải nghĩa những hình dạng được tạo ra bằng caffè sau khi nó được đổ vào một cái âu đã chứa sẵn nước.

Nổi bật trong tuần

Ngôn ngữ cử chỉ của người Ý

Ngôn ngữ cử chỉ của người Ý là một...

Phân biệt Phong cách, Chủ nghĩa, Trường Phái, Phong trào

Các khái niệm này không chỉ giúp chúng ta...

Don Quixote

Salvador Dalì thường lấy cảm hứng từ văn học,...

La Dolce Vita, vũ điệu ngọt ngào giữa đời thực và hư ảo

Năm phát hành: 1960Đạo diễn: Federico FelliniDiễn viên chính:...

Bài ngẫu nhiên

Con đường nhỏ ở Delft

"Con đường nhỏ ở Delft" là một trong hai...

Người quan sát biển

"Người quan sát biển" là một trong những tác...

Chiếc ghế của Gauguin

Tác phẩm miêu tả chiếc ghế của Gauguin và...

Cánh đồng tulip

Bức tranh này là tác phẩm sơn dầu duy...

Cao bồi Ý

Nếu Mỹ có cowboy thì Ý có buttero. Từ "buttero"...

Vì sao món ăn Ý được yêu thích nhất thế giới

Trong số rất nhiều lý do của sự thành...

Tháp nghiêng Pisa

Quần thể kiến trúc quảng trường Miracoli nổi tiếng...

Vùng Veneto

Cái tên của vùng bắt nguồn từ những bộ...
spot_img

Bài liên quan

Chuyên mục phổ biến

error: Xin đừng sao chép!