Bánh mì là một yếu tố đặc trưng của dân cư Địa Trung Hải. Trong những bài sử thi Homer (Iliade và Odissea), những dân tộc văn minh biết và thực hành nghệ thuật nướng bánh mì được phân biệt với những dân tộc thô lỗ, mọi rợ ăn thịt sống.
Ở vùng Sardegna, việc được dùng hàng nghìn năm đã mang đến cho bánh mì những ý nghĩa tôn giáo và xã hội rất quan trọng, chẳng hạn biết cách làm nó là một kỹ năng cần thiết đối với người phụ nữ muốn được coi là chủ nhà tốt.
Và hơn thế, những cuộc thi làm bánh mì ngon nhất và nghệ thuật nhất vào các ngày lễ quan trọng đã ra đời. Nguồn cảm hứng đến từ hình tượng Kitô giáo hoặc cuộc sống nông dân; vào Lễ Quaresima hoặc Lễ Phục sinh, bánh mì được làm thành hình cây cọ, vương miện gai hay thánh giá. Còn vào đêm giao thừa, hình ảnh những người nông dân làm việc trên đồng ruộng hoặc những người chăn cừu trong chuồng cừu phổ biến hơn.
Dành cho trẻ em, bánh mì được làm thành hình gà trống, ngựa hoặc cừu; dành cho các cô gái là hình túi xách, vòng cổ và vòng tay, với phần bột còn sót lại từ những chiếc bánh quan trọng nhất.
Một loại rất đặc biệt là bánh mì cưới, đòi hỏi loại bột tốt nhất và bàn tay rất thành thạo; hình dạng phổ biến nhất là trái tim, vương miện, cánh cung, uốn lượn được trang trí bằng hoa. Hay lá bùa nhỏ hình con mắt, trái tim hoặc bầu ngực được làm nhân dịp lễ những vị thánh bảo trợ nhiều loại bệnh tật; những chiếc bánh mì tí hon này được làm phép trong nhà thờ vào ngày kính Thánh và sau đó phân phát cho người bệnh không phải như thức ăn mà như một lá bùa may mắn.
Nhưng chắc chắn loại bánh mì nổi tiếng nhất được gọi là carasàu hoặc asàdo, tức là những tấm mỏng như giấy gần như trong suốt được xếp lên nhau mà trong những dịp đặc biệt cũng có thể được trang trí theo nhiều; trong tiếng Ý nó được gọi là “pane musica” – bánh mì âm nhạc. Nó thật phi thường vì vẫn duy trì được những phẩm chất tự nhiên trong một thời gian dài. Đây là lý do tại sao nó có vị trí quan trọng ở vai trò thức ăn cho những người chăn cừu trong thời gian dài sống ở vùng núi xa nhà. Sữa, pho mát và bánh mì carasàu là thức ăn chính của họ qua nhiều thế hệ.