Tin vui cho những ai mê ngủ nướng

Một nghiên cứu cho thấy mức độ khó khăn khi thức dậy khỏi giường là một dấu hiệu của trí thông minh. Sự lười biếng có lợi thế của nó!

Tất cả chúng ta ai cũng có một chút lười biếng khi phải ra khỏi giường. Cho dù đã ngủ bao nhiêu giờ, đôi khi chúng ta cũng không sẵn sàng thức dậy và đối diện với lề thói giờ giấc.

Tuy nhiên, dường như có hai loại người trên thế giới: những người bình tĩnh chấp nhận dậy sớm và những người chờ đến ít nhất là hồi chuông báo thức thứ 5 mới thức dậy, khiến tay phải quơ nháo nhào, chân vắt lên cổ còn lịch hẹn thì bị trì hoãn.

Bạn là người như thế nào? Bạn có thấy mình thiên về trường hợp thứ hai? Nếu đúng vậy thì hãy biết rằng điều này có thể mang ý nghĩa rất tích cực về bạn! Theo một nghiên cứu, gặp khó khăn khi dậy sớm vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của chỉ số thông minh cao!

Nghiên cứu được phát triển bởi các nhà tâm lý học Satoshi Kanazawa và Kaja Perina tại Anh bằng cách theo dõi 1.200 người, cho thấy những người thông minh nhất thường thức khuya hơn, và do đó gặp khó khăn hơn khi dậy sớm vào buổi sáng. Kết quả cũng thể hiện rằng, ngoài sự ảnh hưởng đến thói quen, kiểu lười biếng như vậy cũng cho ta biết mức độ giàu có.

Thật đáng ngạc nhiên, những người lười biếng có xu hướng thành công hơn. Để đi đến kết luận này, thói quen ngủ và điều kiện tài chính của 1.229 người đã được phân tích. Phân tích cho thấy dối với những người có thói quen ngủ sau 23:00 và thức dậy sau 8 giờ sáng, thì ngoài việc kiếm được nhiều tiền hơn, họ còn hạnh phúc và hài lòng hơn. Tin này gây ngạc nhiên đến mức có thể khiến bạn đặt câu hỏi về thói quen ngủ nghỉ, học hỏi của bản thân cho tới thời điểm này.

Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên đi đến kết luận vội vàng. Mặc dù đó được coi là một thói quen khả quan, nhưng cũng không cần thiết phải ngủ quá nhiều, vì nó có thể gây ra tác dụng phụ.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu giải thích lý do chúng ta nên có giới hạn cho việc dậy muộn. Khó khăn khi rời khỏi giường chắc chắn là một dấu hiệu của sự tiến hóa, thông minh và sung túc, nhưng ngủ quá nhiều không thể gây ảnh hưởng tốt đối với cơ thể. Nghiên cứu còn chỉ ra vì sao những người ngủ hơn 12 giờ mỗi đêm có thể có tuổi thọ ngắn hơn so với những người duy trì thói quen giờ giấc tích cực.

Bạn nghĩ thế nào về kết quả của nghiên cứu này? Bạn có xem mình là người có trí thông minh trên mức trung bình hay không? Nếu hầu như mỗi buổi sáng bạn cảm thấy khó khăn khi ra khỏi giường, thì bây giờ bạn đã biết thói quen của mình có ý nghĩa gì, nhưng đồng thời cũng đừng lạm dụng nó! Hãy xác định bạn phải ngủ bao nhiêu giờ, để tránh những hậu quả không tích cực.

Theo OgniGiorno

Nổi bật trong tuần

Pasta – Sợi dài của văn hóa và ẩm thực toàn cầu

Khi nhắc đến ẩm thực Ý, hình ảnh đầu...

Phô mai Ý chinh phục toàn cầu

Từ lâu, phô mai Ý đã trở thành một...

Cấu trúc bữa ăn truyền thống của Ý

Bữa ăn truyền thống của Ý là một trải...

10 từ trendy năm 2024

Nhiều từ và cụm từ mới nổi lên và...

Maria Callas, hành trình của huyền thoại âm nhạc

Maria Callas, một trong những giọng soprano vĩ đại...

Bài ngẫu nhiên

Nghệ thuật là gì?

Xưa tới nay nghệ thuật luôn là một từ đắt giá trong mọi...

Calendimaggio: kỷ niệm sự hồi sinh của mùa xuân

Assisi là thành phố nhỏ nhưng nổi tiếng thế...

Mafia, triết lý sống hay tổ chức phi pháp?

Mafia với chữ “m” viết thường là một tâm...

Vì sao món ăn Ý được yêu thích nhất thế giới

Trong số rất nhiều lý do của sự thành...

Đẳng cấp Quý ông

Ý tưởng về cụm từ “Quý ông” bắt nguồn...

Cành hạnh nhân nở hoa

Vào cuối mùa đông năm 1890, Van Gogh lên...

Người phụ nữ bên cửa sổ

Chúng ta đang ở năm 1942, trong thời kỳ...

Hơi thở (Respiro)

Bối cảnh phim được xây dựng tại một làng...
spot_img

Bài liên quan

Chuyên mục phổ biến

spot_imgspot_img
error: Xin đừng sao chép!