“Trên lưng ngựa” – Xử lý, giải quyết một vấn đề hoặc vượt qua một khó khăn.
Thành ngữ này liên quan đến giá trị của ngựa trong thời Trung cổ, khi việc sở hữu và sử dụng nó trong các hoạt động đi lại, nông nghiệp hay chiến tranh là một đặc quyền. Vì vậy, “trên lưng ngựa” thể hiện địa vị xã hội và lợi ích của ngựa trong sự tồn tại của một người.
Tầm quan trọng của loài vật này cũng có thể được thấy trong câu châm ngôn từ thế kỷ XVI “a caval donato non si guarda in bocca” – “không ai nhìn vào miệng một con ngựa được tặng cả”. Để đánh giá tình trạng sức khỏe của ngựa, người ta nhìn vào miệng ngựa để xem răng, một yếu tố cơ bản đi đôi với sức mạnh của hai đôi chân. Tuy nhiên, khi đã là món quà rồi thì đó là điều rất đáng quý, việc xem răng nó sẽ bị coi là thô lỗ.